SLON PHUỐI TÀY - NÙNG. BÀI 1

Bài 1:  GIỚI THIỆU TIẾNG TÀY, CHỮ TÀY
Tiếng Tày là một ngôn ngữ thuộc nhómTày - Thái, có địa bàn phân bố từ Đảo Hải Nam sang miền nam Hoa lục, bắc Đông Dương, Thái Lan và đông bắc Miến Điện. Ở Việt Nam, tiếng Tày là ngôn ngữ của gần hai triệu người Tày, ngoài ra còn là ngôn ngữ giao tiếp chung của nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống trên các địa bàn Việt Bắc và Tây Bắc.

    Tiếng Tày là ngôn ngữ có chữ viết cổ dựa trên cơ sở chữ Hán (chữ Nôm Tày). Hình thái văn tự này đã để lại cho ngày nay một kho tàng thư tịch cổ rất đồ sộ. Từ những năm đầu thế kỉ 20, nhất là từ những năm kháng chiến chống Pháp, cùng với sự phổ biến Chữ quốc ngữ, chữ  viết tiếng Tày đã được latinh hoá bằng cách dùng Chữ quốc ngữ ghi âm tiếng Tày. Năm 1961, Chính phủ đã phê chuẩn Phương án chữ Tày – Nùng (Latinh hoá), loại chữ viết ghi âm dựa trên cơ sở chữ quốc ngữ.

HỆ THỐNG ÂM VÀ CHỮ TIẾNG TÀY
Tiếng Tày tuy là một ngôn ngữ tương đối phát triển, nhưng hiện nay vẫn đang tồn tại nhiều phương ngữ khác nhau. Đầu những năm 70 của thế kỷ 20, Tổ Ngôn ngữ học Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã chủ trì một đề tài nghiên cứu xác định vùng chuẩn của tiếng Tày - Nùng. Kết quả của đề tài nghiên cứu này đã chỉ ra một khu vực của tiếng Tày - Nùng có tính phổ biến nhất và được coi là  vùng chuẩn của tiếng Tày - Nùng. Đó là hệ thống ngữ âm tiếng Tày - Nùng tồn tại ở địa bàn trong vùng tam giác Ba Bể – Hoà An - Đông Khê, Thất Khê. Hình thức phát âm này đã được Đài phát thanh Khu tự trị Việt Bắc cũ sử dụng trên làn sóng của mình và người Tày Nùng ở nhiều địa phương khác tiếp nhận không khó khăn.

HỆ THỐNG NGỮ ÂM TIẾNG TÀY:
Tiếng Tày phát âm rời theo âm tiết (tiếng). Cấu tạo âm tiết tiếng Tày gồm có năm thành tố: Phụ âm đầu, âm đệm, nguyên âm, âm cuối và thanh điệu.
Phụ âm đầu:

Tt
Phụ âm
Phụ âm tiếng Việt tương ứng
Ví dụ
1
p
p
Pi (năm), pút (phổi)
2
ph

Pha (vách), phan (gọt)
3
b
b
Bó (mỏ)
4
f
ph
Phon (vôi)
5
pj
P đọc mềm hoá
Pjai (ngọn), pjàng (nói dối)
6
phj
Ph đọc mềm hoá
Phjải (đi bộ)
7
bj
B  đọc mềm hoá
Bjóc (hoa)
8
m
m
Mà (về)
9
mj
m mềm hoá
Mjầu (trầu không)
10
t
t
Ta tái (ông bà ngoại)
11
th
th
Thả (đợi), thiêng (cái lều)
12
đ
đ
Đảy (được), đán (vách đá)
13
d
d
Da (thuốc), dên (rét)
14
n
n
Nòn (nằm ngủ)
15
x
x
Xăm (bèo dâu)
16
l
l
Lao (sợ), lả (muộn)
17
ch
ch
Chạn (lười)
18
nh
nh
Nháng (to)
19
c
c
Càm (bước)
20
g
g
(Chỉ có trong những từ mượn tiếng Việt)
21
h
h
Hả (năm)
22
sl

Slon slư (học chữ)
23
ng
ng
Ngám (vừa)
Trong Phương án Chữ Tày Nùng còn có hai chữ cái W và Z dùng để ghi âm địa phương.

    Âm đệm
    Tiếng Tày có một âm đệm w trên chữ viết viêt thành u hoặc o. Ví dụ: quang (con nai); khoen (treo).

Nguyên âm giữa vần:

TT
Nguyên âm tiếng Tày
Tương đương với nguyên âm tiếng Việt
    Ví dụ
1
i
i
y căn (bắt chước), mi (gấu)
2
ê
ê
đế (đã từ lâu)
3
e
e
Te (nó)
4
iê (ya, ia, yê )
tía (địu), khiêng (cái thớt)
5
ư
ư
Mử (mợ); tứn (mọc)
6
ơ
ơ
Nớ (nhé); bơn (ngước   mắt)
7
â
â
Phân (mưa), khân (khăn)
8
ươ
ươ
đửa (mệt); lương (vàng)
9
u
u
Tu (cửa); mu (lợn)
10
ô
ô
Thông (túi), tô (trọ)
11
Lua (đóm), luông (to)

a
12
Ta (sông); pàn pù (sườn núi)

ă
13
ăn (cái, chiếc)
14
o
o
Co (cây), nòn (ngủ)

Phụ âm và bán nguyên âm cuối:

Phụ âm cuối

TT
Phụ âm cuối
Phụ âm cuối tiếng Việt tương ứng
Ví dụ
1
p
p
Háp (gánh)
2
t
t
Thiết (tiếc)
3
c (ch)
c; ch
Bác (chặt, chém) lếch (sắt)
4
m
m
Ám (miếng)
5
n
n
Án (đếm)
6
Ng (nh)
Ng, nh
Tàng (đường); tinh (nghe)

Bán nguyên âm cuối

TT
Bán nguyên âm
Bán nguyên âm tiếng Việt tương ứng
Ví dụ
1
i / y
i
Thỏi (dãy); đây (tốt)
2
u/ o
u
xoán (chui rúc); khuý (cưỡi), lao (sợ), lẩu (rượu)
3
ư

Bâư (lá, bức)


Thanh điệu:
  1. Thanh cao ngang [khoang]  (Không dấu) ví dụ: ma (con chó)
  2. Thanh huyền       [pàn]    (dấu huyền) -         (về, lại)
  3. Thanh sắc            [pắc]     (dấu sắc)      -  (ngâm)
  4. Thanh hỏi           [thỏi]      ( dấu hỏi)     - mả (lớn)
  5. Thanh nặng        [lộm]      (dấu nặng)    - mạ (ngựa)
  6. Thanh lửng         [ơng]  hoặc [l'ương] ( dấu _ để dưới nguyên âm hoặc dấu ' ở ngay sau phụ phụ âm đầu) – ma (ảo giác); lang (chuồng trâu)
  7. Thanh ngã                        (dấu ngã) Thanh này không có trong tiếng Tày, khi cần thiết dùng để ghi các từ vay mượn của tiếng Việt. Ví dụ: nghĩa .

CHỮ VIẾT CỦA TIẾNG TÀY: Chữ viết của tiếng Tày là Chữ Tày - Nùng, được Chính phủ phê chuẩn năm 1961. Phương án chữ viết nàycó mấy đặc điểm sau:
  1. Dùng các chữ cái và cách ghép vần của của Chữ quốc ngữ. Về cơ bản quy tắc chính tả giống với Chữ Quốc ngữ.
  2. Bổ sung một số âm mà chữ Quốc ngữ không có : bj; pj; mj; phj, sl
  3. Khi viết bỏ dấu “sắc” trong các âm tiết có âm cuối là p, t, c, ch .
  4. Không có ký hiệu thể hiện thanh “lửng”.
  5. Dùng thêm hai chữ cái Z và W để ghi âm địa phương, nếu có.
Nhằm giúp người học phát âm đúng, chúng tôi dùng dấu “ _ ” đặt dưới nguyên âm hoặc dấu ' ngay sau phụ âm đầu, trong đó để phù hợp với gõ chữ trên các mạng xã hội vốn không hỗ trợ nhiều kiểu gõ phức tạp, chúng tôi chủ động dùng ' thay cho _ để mô tả thanh lửng. Ví dụ: ta/t'a (sông), ơng/l'ương (chùng). Đây chỉ là kí hiệu quy ước riêng dùng trong việc học tiếng, chưa phải là kí hiệu của chữ viết chính thức.

TỪ NGỮ
Từ của tiếng Tày là từ không biến đổi hình thái, cách cấu tạo về cơ bản giống như từ trong tiếng Việt. Xét về nguồn gốc, bộ phận cơ bản là những từ thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái. Một bộ phận khác là những từ  vay mượn trực tiếp từ tiếng Hán Ví dụ: hài xảo (giầy cỏ); tai va / t'ai v'a (nói phét), cảng chá (mặc cả). Hiện nay, trong tiếng Tày có nhiều từ vay mượn của tiếng Việt hoặc qua tiếng Việt. Ví dụ:  phân đạm, kế toán, xe đạp,  chính phủ...

NGỮ  PHÁP:
Ngữ pháp tiếng Tày dùng trật tự, hư từ và ngữ điệu làm các phương thức chủ yếu. Trật tự kết hợp từ chặt chẽ và theo trật tự xuôi giống như ngữ pháp tiếng Việt.

    Nói chung, nếu so sánh với tiếng Việt thì tiếng Tày có nhiều điểm tương đồng. Vì vậy những người đã biết và đang sử dụng tiếng Việt đều có thể tiếp thu và sử dụng tiếng Tày không mấy khó khăn.
XEM THÊM

BÀI ĐĂNG NỔI BẬT

SLON PHUỐI TÀY - NÙNG. BÀI 15

Bài 15 :  PỬA TẦƯ?  (  KHI NÀO?) I.              LUYỆN ĐÔI LIÊN :  Na ơi! Pửa tầư noọng pây Hà Nội? NA: Vằn pjủc, pét giờ noọng...

XEM THÊM