SLON PHUỐI TÀY - NÙNG. BÀI 2

Chủ đề : CHẬP CĂN (GẶP GỠ)

Bài 2. TUỘNG SLUÔNG CĂN  (CHÀO GẶP NHAU)
SLẮNG PJẠC CĂN (CHÀO TẠM BIỆT)

I. HỘI THOẠI
Lan           : Chài Hùng dú rườn l'o!
Hùng        : Chào noọng Lan/ noọng lan mì rèng!*
Lan           : Vằn nẩy chài dú lườn l'o?
Hùng        : Vằn nẩy chài hết fiệc dú lườn dầy. Dào kha khửn lườn mà nè!
Lan           : Đảy á. Pjom bái á.
GIẢI THÍCH:
* Hiện nay người Tày dùng từ “chào” để chỉ hành động chào. Tuy nhiên, trong giao tiếp thân mật đồng bào vẫn chào nhau bằng cách hỏi. Ví dụ:
·                     LAN: Chài Hùng dú rườn l'o?   (Anh Hùng ở nhà đấy à?)
·                     HÙNG: Noọng Lan pây hâư dế? (Em Lan đi đâu đấy?), nhưng cũng có thể nói: Chào noọng Lan.
Một số cách dùng khác để thay lời chào:
+ pưa đảy nơ! - nghĩa là chúc một buổi tốt lành
+ vằn đây! - chúc một ngày tốt lành
+ .... mì rừng/ pỉ noọng mì rèng! - chúc sức khỏe.
Để chào một cách thuần Tày - Nùng mình thấy các cách nói trên hợp lý hơn, mang bản sắc dân tộc hơn là dùng "xin chào/ chào" bằng tiếng phổ thông.
II. TỪ NGỮ
(Trong chương trình dạy tiếng Tày - Nùng này, những từ có hình thức ngữ âm địa phương khác nhau sẽ được liệt kê bên cạnh từ chính thức và đánh dấu bằng //. Ví dụ: mầng// mầư: mày.)
1.     Chào: Chào (Từ vay mượn tiếng Việt.)
2.     Chài //có//cá: anh
3.     Noọng:  em
4.     Vằn nẩy: Hôm nay
5.     Dú rườn// lườn: ở nhà
6.     Lo        : từ dùng để hỏi.
7.     Dầy //chầy      : tiểu từ tình thái, giống như thôi trong tiếng Việt.
8.     Dào kha: rửa chân (Người Tày ở nhà sàn, mọi người trước khi vào nhà phải rửa chân)
9.     Khửn  rườn: lên nhà
10.                        Đảy á, pjom bái á: Vâng ạ, cám ơn ạ!
11.                        Chướng chực bản mường:  Gìn giữ quê hương.
12.                        Pi noọng tàng quây bố táy hua đuây tò tó: Họ hàng ở xa không bằng gần nhà chung ngõ.
III. ÂM VÀ CHỮ:
Nguyên âm: - Các nguyên âm: a, ă, e, ươ phát âm giống như trong tiếng Việt.
   Phụ âm :-  b, c, d, đ, ch, v,
                 - pj, bj

IV. LUYỆN PHÁT ÂM

1.Ghép vần


a
o
ô
e
ươ /ưa
b
ba
bo
bẻ
bưa
c
ca
co
ke
Cưa
d
da
do
de
dưa
đ
đa
đo
đô
đe
đưa
ch
cha
cho
chô
che
chưa
v
va
vo
ve
vưa
bj
bja
bjo
bjô
bje

pj
pja
pjo
pjô
pje

phj
phja
phjo
phjô
phje


2. Nghe và nhắc lại:
đông pá-  pjá nỉ (Rừng rú – trả nợ)
Pha tu   – phja đán (Cánh cửa – vách đá)
Mảc bai – bjai nhả (cái cào cỏ – rẫy cỏ)
Tua bẻ -  pjẳn pjẻ (con dê – lộn trái)

V. MẪU CÂU:
1.           Chào chài Hùng. (Chào anh Hùng)
2.           Chài dú rườn l'o? (Anh ở nhà đấy à?)
3.           Noọng pây bjai nà. (Em đi làm cỏ lúa)
VI. TẬP ĐỌC:
    Bản khỏi dú đông khau. Chang bản mì lai cần Tày, cần Nồng, cần Keo. Cần Tày, cần Nồng, cần Keo dú đuổi căn cò đeo  chướng chực bản mường.

VII. BÀI TẬP:

1. Tập đối thoại:
NA: Chào pí! Pí tên ca lăng?
LÝ: Chào chài! Noọng ten cạ Lỷ
NA: Pí Lỷ pây hâư dế?
LÝ: Noọng pây bjai nà chầy.

2.Thay thế và mở rộng:
Chào chài Hùng! (pí Thoa, noọng Lài, bảc Khải...)
Chài Hùng pây hâư dế? (pây hết lăng, pây t'i tầư? Pây bjai nà; phát r'ây...)
3.Dịch sang tiếng Tày:
A.               Anh về nhé?
B.               Vâng, anh về mạnh khoẻ nhé!
A.               Sang năm ta lại gặp nhau nhé!
Anh về đừng để ngõ nhà em cỏ mọc đầy lối đi nhé!

BÀI ĐĂNG NỔI BẬT

SLON PHUỐI TÀY - NÙNG. BÀI 15

Bài 15 :  PỬA TẦƯ?  (  KHI NÀO?) I.              LUYỆN ĐÔI LIÊN :  Na ơi! Pửa tầư noọng pây Hà Nội? NA: Vằn pjủc, pét giờ noọng...

XEM THÊM